Phương pháp vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh có tốt không
Viêm nhiễm đường hô hấp là bệnh thường gặp ở trẻ khiến mũi, hầu, họng của trẻ sẽ phù nề và xuất tiết đờm nhớt. Nếu không được hỗ trợ để loại bỏ, xuất ra, đờm nhớt sẽ ứ đọng gây nhiễm khuẩn, khiến trẻ bỏ ăn, nôn ói, khó thở, thở khò khè kèm triệu chứng ho và sốt. Theo nghiên cứu, có khoảng hơn 30-40% trẻ có ít nhất một lần bị viêm nhiễm đường hô hấp trong đời.
Vỗ long đờm là phương pháp hỗ trợ đẩy đờm ra khỏi đường hô hấp của trẻ sơ sinh, giúp bé hô hấp dễ dàng hơn. Đây là một kỹ thuật đơn giản nhưng cần được thực hiện đúng cách để đảm bảo an toàn cho bé. Ngọc Thảo Mom And Baby Care sẽ hướng dẫn chi tiết cách vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh, giúp các mẹ có thể thực hiện tại nhà một cách hiệu quả và an toàn.
1. Tại sao cần vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh?
Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch và hô hấp còn non yếu, do đó dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như cảm lạnh, viêm phế quản, viêm phổi,… Khi bé bị bệnh, đờm có thể tích tụ trong đường hô hấp, làm cản trở việc thở và khiến bé khó chịu. Vỗ rung long đờm giúp:
-
Giúp bé dễ thở hơn: Phương pháp vỗ giúp làm loãng đờm và đẩy chúng ra ngoài, giúp đường hô hấp của bé thông thoáng.
-
Ngăn ngừa biến chứng: Nếu đờm không được loại bỏ, nó có thể gây tắc nghẽn phế quản, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi.
-
Hỗ trợ điều trị: Vỗ long đờm là biện pháp hỗ trợ trong quá trình điều trị các bệnh về hô hấp của trẻ, giúp bé mau chóng hồi phục.
Phương pháp này giúp đường thở được thông thoáng khiến trẻ thở dễ dàng hơn, giảm khò khè và giảm nôn ói. Đồng thời, phương pháp này giúp giải phóng những đờm nhớt ứ đọng trong khí quản, phế quản, khiến sẽ dễ chịu hơn và bú mẹ, ăn sẽ tốt hơn.
2. Chuẩn bị trước khi vỗ long đờm
Mẹ có thể phun khí dung cho trẻ trước khi đến để làm đờm loãng ra, dễ dàng tống xuất hơn bằng dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9%, thuốc làm loãng đờm hoặc thuốc làm giãn phế quản tùy theo đặc điểm bệnh và tình trạng của trẻ. Thời điểm tốt nhất để khí dung là ngay trước khi trẻ được thực hiện quá trình vỗ long đờm. Trước khi thực hiện kỹ thuật vỗ long đờm, các mẹ cần chuẩn bị:
-
Chọn thời gian phù hợp: Nên thực hiện vỗ long đờm trước hoặc sau khi bé ăn khoảng 1-2 giờ để tránh tình trạng nôn trớ.
-
Chọn không gian thoáng mát: Phòng thực hiện nên được giữ ở nhiệt độ vừa phải, thông thoáng, tránh gió lùa trực tiếp.
-
Bàn tay sạch và khô: Mẹ nên rửa tay sạch trước khi bắt đầu để đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé.
3. Cách vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh đúng kỹ thuật
Bước 1: Đặt bé đúng tư thế
Tư thế của bé đóng vai trò quan trọng trong việc vỗ long đờm hiệu quả. Có hai tư thế chính mà các mẹ có thể áp dụng:
-
Tư thế bé nằm sấp trên đùi mẹ: Mẹ đặt bé nằm sấp trên đùi sao cho phần đầu bé hơi thấp hơn ngực. Điều này giúp đờm dễ dàng di chuyển ra ngoài.
-
Tư thế bé nằm nghiêng trên giường: Bé nằm nghiêng về một bên, đầu hơi thấp hơn thân người để giúp đờm di chuyển thuận lợi từ phổi lên đường thở.
Bước 2: Thực hiện vỗ long đờm
-
Cách gập bàn tay: Mẹ gập các ngón tay lại để tạo thành một khoang trống trong lòng bàn tay, giúp giảm lực tác động trực tiếp lên cơ thể bé. Đây là một bước quan trọng để tránh gây đau hoặc tổn thương cho bé.
-
Kỹ thuật vỗ: Dùng lực vừa phải từ cổ tay, nhẹ nhàng vỗ lên lưng bé theo hướng từ dưới lên trên, bắt đầu từ phần hông lưng đến bả vai. Động tác vỗ nên thực hiện đều đặn, nhịp nhàng và nhẹ nhàng.
-
Thời gian vỗ: Thực hiện vỗ nhẹ nhàng từ 3-5 phút mỗi lần, có thể lặp lại vài lần trong ngày nếu cần thiết.
Bước 3: Làm sạch mũi cho trẻ
Trong quá trình long đờm, trẻ thường ho nhiều để tống phần lớn đờm dãi, chất tiết qua miệng nên trẻ chỉ thông khí được thông quan mũi. Vì thể mũi thông thoáng, sạch sẽ không có gỉ mũi bít tắc sẽ khiến trẻ được đảm bảo thông khí khi vỗ long đờm. Ngoài ra, một số trẻ có thể tống đờm dãi thông qua đường mũi, qua đó, việc tống đờm đạt được hiệu quả cao hơn.
Cha mẹ có thể nhỏ nước mũi sinh lý vào mũi cho trẻ từ 2 - 3 phút nhằm làm mềm gỉ mũi sau đó sử dụng khăn ẩm hoặc dụng cụ vệ sinh mũi cho trẻ lấy hết gỉ mũi hoặc nước mũi cho trẻ. Tuy nhiên cần chú ý thực hiện thật nhẹ nhàng, tránh đưa tay hoặc dụng cụ quá sâu có thể khiến trẻ quấy khóc hoặc chảy máu mũi.
Bước 4: Dừng lại khi có hiệu quả
Khi bé bắt đầu ho và có dấu hiệu đẩy đờm ra ngoài, mẹ có thể dừng lại. Đờm có thể ra qua miệng hoặc theo đường mũi, mẹ cần quan sát và hỗ trợ bé lau sạch.
4. Những lưu ý khi vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, cha mẹ cần chú ý một số điểm sau khi vỗ long đờm cho trẻ:
-
Chỉ thực hiện khi có chỉ định của bác sĩ: Không tự ý vỗ long đờm nếu chưa được hướng dẫn chi tiết từ nhân viên y tế.
-
Thời gian thực hiện tốt nhất: Thực hiện vào buổi sáng sớm là thời điểm lý tưởng nhất vì đờm thường tích tụ nhiều sau một đêm ngủ. Điều này giúp bé dễ thở và tránh nôn trớ thức ăn.
-
Tránh gây tổn thương cho bé: Cha mẹ cần tháo các trang sức như nhẫn, vòng tay hoặc cắt móng tay ngắn để tránh làm xước da bé.
-
Không vỗ trực tiếp lên da: Nên vỗ qua một lớp áo hoặc khăn mỏng để bảo vệ da của trẻ.
-
Không dùng thuốc ức chế ho: Ho sau khi vỗ long đờm là phản xạ tốt, giúp đẩy đờm ra ngoài. Việc sử dụng thuốc ức chế ho có thể làm giảm hiệu quả của phương pháp vỗ long đờm này.
Việc chăm sóc trẻ đúng cách sau khi vỗ long đờm sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn và giúp quá trình hồi phục hô hấp của bé diễn ra thuận lợi
5. Chăm sóc trẻ sau vỗ long đờm
Sau khi thực hiện vỗ long đờm, trẻ thường sẽ có phản xạ ho mạnh và đẩy đờm ra ngoài. Đây là một phản ứng bình thường và là mục đích chính của phương pháp này, nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Để giúp bé thoải mái hơn sau khi vỗ long đờm, có thể:
-
Ôm ấp và vỗ về: Sau khi ho ra đờm, bé có thể khóc do cảm giác khó chịu. Lúc này, cha mẹ nên bế bé và nhẹ nhàng dỗ dành, ôm ấp để bé cảm thấy an toàn và bình tĩnh hơn.
-
Không nên cho trẻ ăn hoặc uống ngay sau khi vỗ long đờm: Để tránh tình trạng nôn trớ, nên đợi ít nhất 10 phút sau khi thực hiện phương pháp này, sau đó cho trẻ uống nước ấm hoặc sữa ấm để giúp làm dịu cổ họng.
Nếu sau khi vỗ long đờm mà trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường như: khó thở, tím tái, quấy khóc không ngừng, hoặc ho ra máu, cha mẹ cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để được hỗ trợ kịp thời.
6. Khi nào cần đưa bé đi gặp bác sĩ?
Nếu bé có những dấu hiệu dưới đây, mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ ngay lập tức:
-
Bé có dấu hiệu khó thở, môi tím tái.
-
Bé nôn ói nhiều hoặc không ăn uống được.
-
Sau khi vỗ đờm nhưng bé vẫn khó chịu, đờm không được thải ra.
7. Dịch vụ chăm sóc mẹ và bé tại nhà của Ngọc Thảo Mom And Baby Care
Ngọc Thảo Mom And Baby Care cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe mẹ và bé tại nhà chuyên nghiệp, bao gồm cả việc hỗ trợ vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh. Đội ngũ chuyên viên của chúng tôi được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm và tận tâm, giúp mẹ và bé có những trải nghiệm chăm sóc tốt nhất.
Chúng tôi hiểu rằng sức khỏe của bé là quan trọng nhất, vì vậy luôn đảm bảo thực hiện các phương pháp chăm sóc nhẹ nhàng, đúng kỹ thuật và an toàn. Hãy để Ngọc Thảo Mom And Baby Care giúp bạn chăm sóc bé yêu của mình một cách chu đáo và toàn diện